Cách chơi trò chơi gỗ dân gian Nhật Bản

cach-choi-tro-choi-go-dan-gian-nhat-ban-kendama

Trò chơi là “Kendama” đây được gọi là trò chơi gỗ dân gian của Nhật Bản bao gồm 1 tay cầm gỗ (Ken) có hình dạng giống thanh kiếm. Sử dụng sợi dây nối quả bóng (Tama hay Dama) với tay cầm Ken. Đỉnh của tay cầm vừa vặn khớp với một cái lỗ trên quả bóng, ngoài ra trên tay cầm còn có 3 miệng chén với kích cỡ khác nhau nằm ở hai phía tay cầm và phía dưới.

Mục Lục

Cách chơi trò chơi gỗ dân gian Nhật Bản

Trò Chơi Kendama là món đồ chơi truyền thống của Nhật Bản, nổi tiếng trên khắp thế giới, chắc chắn sẽ gây thích thú dành cho các bé. Trò chơi này giúp rèn luyện tính kiên trì, sự tập trung; phát triển khả năng phối hợp tay và mắt, sự cân bằng, phản xạ cũng như sự dẻo dai của tay, chân, và cả cơ thể. Sản phẩm được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên và được thiết kế không góc cạnh, đảm bảo an toàn cho bé.

Vậy cách chơi trò chơi gỗ dân gian Nhật Bản – Kendama như thế nào? cách chơi chi tiết ra sao? ích lợi của trò chơi này là gì? Bài viết này ngày hôm nay của GAME TOP VN chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách chơi trò chơi gỗ dân gian Nhật Bản chi tiết nhất.

Cách chơi trò chơi gỗ dân gian Nhật Bản

Cách chơi trò chơi gỗ dân gian Nhật Bản

Trò chơi Kendama là gì?

Kendama là một trong những trò chơi dân gian Nhật Bản, có lịch sử lưu truyền lâu đời nhất ở đất nước này. Trò chơi đã được phổ biến, hưởng ứng, cải tiến trên phạm vi toàn đất nước Nhật Bản nói riêng và lan rộng cả thế giới nói chung. Trong một bộ phận dân số nào đó, Kendama là một xu hướng, trào lưu hot được nhiều người hưởng ứng.

Kendama là một trò chơi được chơi với công cụ là đồ chơi truyền thống được làm từ chất liệu gỗ. Bên cạnh vật liệu là gỗ thì còn có hai vật liệu khác nữa là quả bóng nhựa và 1 sợi dây.

Trò chơi tên gọi Kendama này có nguồn gốc như thế nào và xuất hiện từ bao giờ thì không có ai biết chính xác. Người Nhật Bản chỉ truyền nhau và trò chơi này trở nên phổ biến tại một số vùng Nhật Bản từ thời săn bắn với mục đích luyện tập sự nhanh nhẹn, phối hợp tay và mắt một cách khéo léo nhất có thể – kỹ năng cực kỳ quan trọng trong săn bắn.

Cách chơi trò chơi gỗ dân gian Nhật Bản

Tại Nhật Bản, “Hiệp hội Kendama Nhật” có những cuộc đại hội chính thức để thi đấu kỹ năng, sẽ được chấm điểm bởi ban giám khảo, đã trở thành một trò chơi nổi tiếng trong một thời gian. Đầu tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu về lịch sử, tên gọi của các bộ phận, sau đó là những bí quyết mà người chơi cần biết… Đây là một môn vận động nhẹ vì không những sử dụng các ngón tay, mà còn sử dụng cả đầu gối và bắp đùi.

Nguồn gốc lịch sử của trò chơi Kendama

Một số nguồn tin cho rằng, Kendama xuất hiện lần đầu tại thời kỳ Edo (1603 – 1868) tại thành phố Nagasaki và chỉ dành riêng cho người lớn. Đến năm 1975, Kendama mới được thành lập hiệp hội, ban hành các quy tắc luật lệ và được phổ biến rộng rãi tại Nhật và đưa vào hoạt động như một bộ môn thể thao dành cho mọi lứa tuổi. Ngày nay trò chơi đã lan tòa ra toàn thế giới và rất được giới trẻ các nước ưa thích.

Một giả thuyết khác về nguồn gốc của trò chơi này cho rằng, món đồ chơi này đã có mặt tại Pháp khoảng thế kỷ thứ 16. Tại đây là trò chơi rất nổi tiếng được gọi là “Le bilboquet”. Nó chỉ dành cho dòng dõi quý tộc hoàng gia. Sau đó, được lan rộng ra khắp thế giới trong đó có Nhật. Và tại mỗi nước khác nhau, chúng phát triển biến tấu ra với những cách chơi khách nhau.

Trò chơi tên gọi Kendama này có nguồn gốc như thế nào và xuất hiện từ bao giờ thì không có ai biết chính xác. Người Nhật Bản chỉ truyền nhau và trò chơi này trở nên phổ biến tại một số vùng Nhật Bản từ thời săn bắn với mục đích luyện tập sự nhanh nhẹn, phối hợp tay và mắt một cách khéo léo nhất có thể – kỹ năng cực kỳ quan trọng trong săn bắn.

Với cách chơi độc đáo Kendama ngày nay đã phổ biến trên khắp thế giới

Một số nguồn tin cho rằng, Kendama xuất hiện lần đầu tại thời kỳ Edo (1603 – 1868) tại thành phố Nagasaki và chỉ dành riêng cho người lớn. Đến năm 1975, Kendama mới được thành lập hiệp hội, ban hành các quy tắc luật lệ và được phổ biến rộng rãi tại Nhật và đưa vào hoạt động như một bộ môn thể thao dành cho mọi lứa tuổi. Ngày nay trò chơi đã lan tòa ra toàn thế giới và rất được giới trẻ các nước ưa thích.

Trò chơi Kendama được giới trẻ Việt Nam biết đến qua nhân vật Nobita bộ truyện tranh Doremon

Một giả thuyết khác về nguồn gốc của trò chơi này cho rằng, món đồ chơi này đã có mặt tại Pháp khoảng thế kỷ thứ 16. Tại đây là trò chơi rất nổi tiếng được gọi là “Le bilboquet”. Nó chỉ dành cho dòng dõi quý tộc hoàng gia. Sau đó, được lan rộng ra khắp thế giới trong đó có Nhật. Và tại mỗi nước khác nhau, chúng phát triển biến tấu ra với những cách chơi khách nhau.

Trò chơi Kendama rất phổ biến trên thế giới hiện nay

Tại Nhật, trò chơi này được cho là đã du nhập vào thời đại Edo và cách chơi ngày nay của Kendama vẫn giữ nguyên cách chơi từ thời Taisho. Người ta tin rằng trò chơi này xuất phát từ ý nghĩa tại một cái đĩa được đào cạn giống như bề mặt của trăng non sẽ hấp thụ ngọc – Ánh sáng mặt trời (Nhật) nên được gọi là “quả bóng Nhật nguyệt Nichigetsu”. Vào năm 1975, người ta đã hình thành “Hiệp hội Kendama Nhật”, sau đó “Các cuộc tỉ thí Kendama” cũng được tổ chức, công bố chính thức về luật chơi, cấp độ và bước chơi, cuối cùng là phát triển thành các kỹ năng chuyên nghiệp.

Để mua Kendama, bạn chỉ cần bước vào bất cứ 1 cửa hàng tạp hóa hay đồ chơi nào đều có thể tìm thấy nó. Điều đó chứng tỏ sức lan toản mãnh liệt của bộ môn này.

Món đồ chơi Kendama Nhật Bản được nhân vật Nobita chơi trong bộ truyện tranh Doremon là một trò chơi truyền thống khéo tay làm bằng gỗ được lưu truyền rất lâu đời tại đất nước mặt trời mọc.

Trò Chơi Kendama là món đồ chơi truyền thống của Nhật Bản, nổi tiếng trên khắp thế giới, chắc chắn sẽ gây thích thú dành cho các bé. Trò chơi này giúp rèn luyện tính kiên trì, sự tập trung; phát triển khả năng phối hợp tay và mắt, sự cân bằng, phản xạ cũng như sự dẻo dai của tay, chân, và cả cơ thể. Sản phẩm được làm từ chất liệu gỗ tự nhiên và được thiết kế không góc cạnh, đảm bảo an toàn cho bé.

Cấu tạo trò chơi Kendama của Nhật Bản

Trò chơi “Kendama” bao gồm 1 tay cầm gỗ (Ken) có hình dạng giống thanh kiếm. Sử dụng sợi dây nối quả bóng (Tama hay Dama) với tay cầm Ken. Đỉnh của tay cầm vừa vặn khớp với một cái lỗ trên quả bóng, ngoài ra trên tay cầm còn có 3 miệng chén với kích cỡ khác nhau nằm ở hai phía tay cầm và phía dưới.

Trò chơi Kendama rất phổ biến tại Nhật với hiệp hội riêng và nhiều cuộc thi lớn được tổ chức hàng năm

Tại Nhật Bản, “Hiệp hội Kendama Nhật” có những cuộc đại hội chính thức để thi đấu kỹ năng, sẽ được chấm điểm bởi ban giám khảo, đã trở thành một trò chơi nổi tiếng trong một thời gian. Đầu tiên, chúng tôi sẽ giới thiệu về lịch sử, tên gọi của các bộ phận, sau đó là những bí quyết mà người chơi cần biết… Đây là một môn vận động nhẹ vì không những sử dụng các ngón tay, mà còn sử dụng cả đầu gối và bắp đùi.

Tên gọi từng bộ phận của Kendama

Với Kendama thường sẽ có 5 bộ phận chính như “Bóng”, “Kiếm”, “Thân chén”, “Chỉ” và “Hạt chống xoắn dây”.

“Hạt chống xoắn dây” được buộc lên đầu sợi chỉ và cố định bên trong quả bóng để chống xoắn chỉ. Dạo gần đây, người ta bán rất nhiều Kendama với công nghệ cao như có âm thanh phát ra hay có đèn chớp tắt.

Về cấu tạo, đồ chơi gỗ Nhật Bản Kendama sẽ có một tay cầm bằng gỗ (phần này gọi là Ken) với hình dạng tương đương như thanh kiếm. Tiếp đó, sợi dây chính là thành phần để nối tay cầm Ken với quả bóng nhựa (gọi là Tama). Kendama còn có 3 miệng chén, 3 miệng chén này có kích cỡ không giống nhau, được bố trí ở phía dưới và hai phía tay cầm. Trong quả bóng nhựa sẽ thiết kế một chiếc lỗ khớp với một đầu nhọn của tay cầm Ken. Tay cầm sẽ có 2 chém lõm ở hai bên với kích cỡ khác nhau, chén lõm có kích cỡ nhỏ hơn sẽ nằm ở phía đuôi tay cầm Ken.

Với cấu tạo như trên, một Kendama sẽ có 15 bộ phận như sau:

  • Main body ken (剣).
  • Spike kensaki (剣先).
  • Large cup ōzara (大皿).
  • Base cup chūzara (中皿).
  • Small cup kozara (小皿).
  • Ball tama (玉).
  • Hole ana (穴).
  • String ito (糸).
  • Cup body saradō (皿胴).
  • Small cup edge kozara no fuchi (小皿のふち).
  • Big cup for lunars ōzara no fuchi (大皿のふち).
  • Slip-stop or slip grip suberidome (すべり止め).
  • Back end kenjiri (けんじり).
  • String attachment hole ito toritsuke ana (糸取り付け穴).
  • Bead (not pictured)

Cách chơi đồ chơi gỗ Nhật Bản Kendama

Đồ chơi Nhật Bản Kendama được đánh giá là một trò khá dễ chơi, tuy nhiên người chơi nào cũng cần nắm rõ được cách chơi cơ bản để tránh trường hợp mắc lỗi.

Về cách chơi dây Nobita – Kendama, gồm các yếu tố như sau:

Thứ nhất, người chơi phải có thể đứng phù hợp. Bởi vì đây là xuất phát điểm quan trọng, quyết định đến việc người chơi có chơi được trò Kendama hay không. Người chơi sẽ có hai thế đứng cơ bản như sau để áp dụng khi chơi trò chơi Kendama.

Thế đứng góc: Người chơi sẽ dùng một tay giữ quả bóng nhựa, tay còn lại cầm gậy và giữ gậy ở góc 45 độ.

Thế đứng thẳng: Người chơi đồ chơi Kendama đứng thẳng lưng, tay cầm gậy trên tay và thả quả bóng nhựa lơ lửng ở phía bên dưới.

Cách chơi trò chơi gỗ dân gian Nhật Bản

Thứ hai, người chơi cần trang bị những kỹ thuật chơi cơ bản để có thể lựa chọn cách chơi phù hợp, bản thân mình chơi cảm thấy đạt được hiệu quả cao nhất. Đối với bộ môn Kendama, tuy đơn giản nhưng về kỹ thuật chơi thì có muôn vàn kỹ thuật áp dụng để có thể đạt đến trình phối hợp tay, mắt một cách thuần thục để bóng đạt được độ cao, đúng hướng đi. Một số kỹ thuật chơi chi tiết, cơ bản cho những người mới có thể tham khảo:

Kỹ thuật chơi Tách to (Ozara), Tách trung (Chuzara), Tách nhỏ (Kozara): Có thể nói đây là kỹ thuật phù hợp nhất cho những người mới bắt đầu. Bạn hãy sử dụng thế đứng thẳng khi muốn biểu diễn kendama ở bất cứ sự chuyển động nào. Trái bóng được thả lỏng và nhanh chóng thảy bóng lên không trung và chụp cái tách. Lúc này đầu gối người chơi khuỵu xuống và gắng hết sức để bắt bóng.

Kỹ thuật Pull up in (Tomakin): Với kỹ thuật này, bóng sẽ được treo dưới sợi dây và bắt cái lỗ của quả bóng vào phía đầu nhọn của gậy.

Cách chơi trò chơi gỗ dân gian Nhật Bản

Kỹ thuật máy bay (Hikoki): Khi áp dụng kỹ thuật này, người chơi sẽ giữ trái bóng, không giữ gậy. Thế góc đứng sẽ áp dụng để cố gắng làm đung đưa gậy, chụp đầu nhọn của gậy vào chiếc lỗ có ở trên trái bóng. Người chơi phải linh động đầu gối, chụp gậy với lực nhẹ.

Kỹ thuật vòng quanh Nhật Bản: Người chơi cầm phần đầu nhọn và quả bóng đung đưa dưới gậy sau đó quăng bóng và chụp bóng bằng Kozara -> chụp ở Ozora -> chụp ở điểm nhọn của cây gậy.

Một số kỹ năng khác của trò chơi gỗ Nhật Bản Kendama

Chén lớn

Kỹ năng nâng bóng chính xác vào chén. Có một mẹo nhỏ khi nâng bóng là các bạn nên đếm nhịp “một, hai, ba”.

Đầu tiên, cầm tại chén lớn, hướng đầu nhọn xuống dưới, sau đó thả tự do quả bóng thẳng xuống.

Khi quả bóng dừng hẳn, người chơi nên nhún khớp gối để nương theo chiều rơi của bóng, sau đó, vừa thẳng khuỷu tay vừa thả quả bóng xuống. (Một)

Vừa nương đầu gối vừa tâng thẳng bóng lên. (Hai)

Vừa khuỵu đầu gối, vừa thẳng khuỷu tay, sau đó canh thanh gỗ cầm cho bóng dừng hẳn tại chén lớn. (Ba)

cach-choi-tro-choi-go-dan-gian-nhat-ban-kendama

“Rosoku” hay “Cây nến”

Kỹ năng cầm đầu nhọn nâng bóng thẳng lên chén đáy. Bởi vì hình dáng nó trông giống với cây nến đang cháy nên được gọi là “Rosoku”

Người chơi nắm chặt đầu nhọn bằng các đầu ngón tay.

Để chỉ không chạm vào tay, người chơi nên để hơi nghiêng kiếm và khuỵu đầu gối để giữ sao cho sợi chỉ thẳng.

Tiếp theo, người giữ thẳng gối và nâng bóng lên trên.

Giữ quả bóng cân bằng trên chén đáy.

Độ khó nhất tại Nhật

Mức độ khó nhất trong trò chơi này là người chơi phải chơi liên tục ba kỹ năng “Tâng lên chén lớn rồi chén nhỏ sau cùng là đầu nhọn”

Người chơi cầm vào thân kiếm, hướng đầu nhọn lên trên, chén lớn hướng vào mình.

Khuỵu đầu gối, hơi đưa thẳng khuỷu tay, sau đó nâng bóng vào chén nhỏ.

Thẳng đầu gối, tung bóng lên, sau đó khuỵu đầu gối, canh sao cho rơi vào đĩa lớn.

Tiếp tục giữ thẳng đầu gối, tung bóng lên, sau đó vừa khuỵu gối và canh bóng cho bóng rơi vào đầu nhọn.

Độ khó nhất trên thế giới

So với Nhật thì kỹ năng trên thế giới sẽ còn cho thêm vào chén đáy.

Vừa thẳng đầu gối vừa tung bóng hầu như giống với “độ khó nhất tại Nhật”, nhưng có một thay đổi nhỏ.

Người chơi phải nâng từ chén nhỏ đến chén lớn. Sau đó từ chén lớn đến chén đáy.

Từ chén đáy, nương đầu gối đầu gối và tung bóng, canh sao cho bóng rơi vào đầu kiếm.

Hải đăng

Đây là kỹ năng rất khó mà ai cũng muốn đạt được

Người chơi cầm vào bóng, thả kiếm rơi thẳng đứng.

Dùng tay trái để chỉnh kiếm, hướng thân chén sao cho chén nhỏ hướng phía trước, sau đó thả tay ra cho kiếm rơi tự do.

Nâng kiếm lên trên.

Khi nâng kiếm lên, dưới bề mặt của chén đáy, di chuyển bóng sao cho kiếm chạm vào bề mặt của bóng, lúc đó bóng và kiếm sẽ trở thành một thể, sau đó giữ khoảng 3 giây.

Chỉ đọc bài viết thôi, tôi nghĩ chắc nhiều bạn sẽ nghĩ trò chơi này rất khó, nhưng bạn hãy thử chơi xem thế nào nhé! Chỉ cần luyện tập và tận dụng những bí quyết trên, các bạn sẽ có thể chơi được thôi. Với trò chơi Kendama, điều thú vị là các bạn sẽ được công nhận cấp độ và trình độ của mình tại “Hiệp hội Kendama Nhật Bản”

Như vậy, những kinh nghiệm mà chúng tôi chia sẻ trên đây chắc hẳn đã giúp bạn hiểu hơn về trò chơi Kendama và cách chơi của nó. Hy vọng bạn sẽ áp dụng một cách hiệu quả.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

avcılar escort bahçeşehir escort beylikdüzü escort beylikdüzü escort tesettürlü escort bahçeşehir escort escort beylikdüzü beylikdüzü escort istanbul escort beylikdüzü escort esenyurt escort escort bayan beylikdüzü escort bayan istanbul escort bayan beylikdüzü escort bayan anadolu yakası escort istanbul escort beylikdüzü escort beykent escort porno izle halkalı escort porno izle Sinema Box Office bahçeşehir escort ümraniye escort esenyurt escort istanbul escort beylikdüzü escort